Cách sử dụng máy rửa chén hiệu quả, bền lâu nhất bạn nên biết
Máy rửa chén là một thiết bị đang ngày càng trở nên hữu dụng và phổ biến, đặc biệt là với những bà nội trợ. Tuy nhiên làm sao để tối ưu hóa lợi ích và hiệu quả của sản phẩm này không phải ai cũng biết. Chính vì thế, trong bài viết này, DIMOSHOP sẽ mách nhỏ bạn những mẹo hay để sử dụng máy rửa chén hiệu quả nhất nhé.
1. Cách sắp xếp các vật dụng khi rửa
- Việc sắp xếp các vật dụng như thế nào trước khi bắt đầu rửa chén là vô cùng quan trọng, thao tác này ảnh hưởng đến khối lượng chén bát được rửa trong một lần cũng như chất lượng rửa, đồng thời đảm bảo máy chạy trơn tru trong suốt quá trình rửa.
- Xếp chén dĩa úp ngược, không chồng lên nhau
Đầu tiên là các vật dụng như tách, ly, nồi, chảo, những đồ dùng này nên được xếp úp ngược xuống và không chồng lên nhau, đặc biệt, các loại nồi có đáy sâu cần phải đặt nghiêng để giúp thoát nước dễ hơn. Tương tự, các vật dụng cong hay lõm cũng nên được xếp nghiêng để dễ thoát nước.
- Cách sắp xếp vật dụng trong máy rửa chén
Xếp kín, chặt không để dao, muỗng, nĩa,… rơi ra trong quá trình rửa
- Tiếp theo, cần chắc chắn rằng các vật dụng được xếp chặt để khi rửa không bị lật ngược lại. Tránh để đồ vật rơi ra khỏi đáy giỏ đựng, nhất là các đồ vật nhỏ, tốt nhất bạn không nên cho vào vì chúng rất dễ bị rơi khỏi đáy giỏ. Đối với các vật dụng dài, bạn cần đặt nằm ngang ở phía trước giá.
- Đồng thời, các vật dụng có mũi nhọn như dao, muỗng, nĩa nên đặt vào giỏ và tay cầm hướng về đáy.
- Không đặt vật dụng làm cản phần phun nước
Để máy được vận hành tốt nhất, bạn không nên đặt các vật dụng làm cản phần phun nước xoay khi máy đang hoạt động, cần đảm bảo rằng các cánh tay phun nước có thể quay bình thường và không có bất cứ vật cản nào.
Cách đặt dao, nỉa trong máy rửa chén
2. Để máy chạy tốt và giữ tuổi thọ cho máy
- Bên cạnh việc sắp xếp các vật dụng sao cho hợp lí thì cách mà chúng ta sử dụng và vệ sinh máy cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động cũng như tuổi thọ của máy rửa chén.
- Bạn nên bỏ bớt các thức ăn còn dư thừa trước khi cho vào máy rửa chén bát vì các đồ ăn thừa này có thể gây nên nghẽn bộ lọc và các lỗ phun nước.
- Lấy thức ăn thừa ra trước khi cho vào máy
- Trước khi bắt đầu rửa, bạn cần lưu ý kỹ những hóa chất nên và không nên cho vào máy rửa chén.
- Tuyệt đối không được đổ chất tẩy rửa vào ngăn chứa muối để tránh làm hỏng hệ thống làm mềm nước, đồng thời chỉ sử dụng loại muối chuyên dụng dành cho máy rửa chén.
- Đổ muối vào ngăn chứa ngay trước khi bật máy lên để lượng muối bị tràn ra ngoài được rửa sạch ngay và tránh ăn mòn buồng súc rửa.
- Cho muối vào ngăn chứa trước khi khởi động máy
- Cuối cùng bạn hãy nhớ đóng van nước sau khi rửa xong để đảm bảo nước không vô tình bị tràn ra khỏi máy.
- Bên cạnh đó, bạn cũng nên để hở cửa máy sau khi rửa để tránh đọng nước và mùi hôi.
3. Cách vệ sinh máy hiệu quả
- Máy rửa chén cần được vệ sinh thường xuyên, cả bộ lọc lẫn các chi tiết bên trong thùng máy để máy có thể hoạt động trơn tru cũng như đảm bảo vệ sinh cho chén đĩa được rửa, bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình.
- Vệ sinh máy rửa chén
- Đầu tiên, nếu muốn lau sạch bề mặt bên trong máy, hãy dùng miếng vải mềm và pha với một chút giấm để lau.
- Đối với bề mặt bên ngoài của máy, bạn có thể dùng vải mềm, nhúng vào nước xà phòng ấm và vệ sinh.
Lưu ý: Không được dùng chất tẩy rửa có tính bào mòn cao, đồng thời không dùng các loại dung dịch rửa dạng xịt.
Lau chùi bên trong máy rửa chén
Ron cửa xài lâu ngày có thể bị ám mùi, do đó bạn nên vệ sinh bằng miếng bọt biển ẩm để tránh hình thành mùi hôi.
Ngoài ra, các chi tiết như bộ lọc chất bẩn cũng như cánh tay phun nước cũng cần được làm vệ sinh mỗi tháng một lần để loại bỏ mùi hôi do vết bẩn bám lâu ngày, bảo vệ sức khỏe và bảo đảm hiệu quả tối ưu.